Trẻ bị viêm tai giữa có đi bơi được không?

author

PGS.TS.TTƯT Lê Lương Đống

4 phút·28/05/2024
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
preview

Bơi lội mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với trẻ có thể kể đến như:

  • Tăng chiều cao phát triển cơ thể toàn diện cho trẻ
  • Tăng cường kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ
  • Giúp trẻ thư giãn xả stress giúp trẻ giải nhiệt chống nóng trong mùa hè.

Mùa hè cũng là thời điểm mà nhu cầu về các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như bơi lội ở lứa tuổi trẻ em tăng cao hơn bao giờ hết. Song, đối với nhóm đối tượng này, đặc biệt là trẻ đang mắc bệnh viêm tai giữa, việc tham gia các hoạt động trên lại tiềm ẩn không ít nguy cơ về sức khỏe. Đứng trước nhu cầu ấy ở trẻ, câu hỏi “Trẻ bị viêm tai giữa có đi bơi được không?” trở thành mối băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ.

Bơi lội luôn là hoạt động hứng thú với trẻ vào mùa hè
Bơi lội luôn là hoạt động hứng thú với trẻ vào mùa hè

Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về tác động của bơi lội đến trẻ bị viêm tai giữa cùng lời khuyên từ chuyên gia y tế về vấn đề này, đồng thời đề xuất các hoạt động thay thế khác nhằm hạn chế tối đa những rủi ro về sức khỏe mà trẻ bị viêm tai giữa có thể gặp phải.

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ), xảy ra do các nguyên nhân như cảm lạnh, đau họng, cúm lâu ngày hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Khi mắc bệnh, trẻ thường có các triệu chứng như: đau tai, chảy mủ tai, tai trở nên sưng tấy và khó nghe, sốt cao, ăn kém, ngủ kém, nôn trớ, co giật, v.v. Bên cạnh đó, do ống tai của trẻ có đặc điểm là ngắn và nằm ngang, dễ bị viêm nhiễm, đồng thời hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa thường cao hơn so với người lớn.

Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa với các biểu hiện viêm khác nhau

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải chịu các biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh này như: nhiễm trùng tai, giảm thính giác, chậm nói hoặc chậm phát triển, thủng màng nhĩ hay viêm não hoặc màng não.

Viêm tai giữa là loại bệnh rất nguy hiểm, gây nên bởi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như virus hay vi khuẩn. Như vậy, việc có nên để trẻ đang mắc phải căn bệnh này tham gia hoạt động bơi lội hay không là một vấn đề mà các bậc cha mẹ cần phải cân nhắc và nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế.

PGS.TS.TTƯT Lê Lương Đống nói về nguyên nhân gây ra viêm tai giữa

2. Tác động của bơi lội đến trẻ bị viêm tai giữa

Khi bị viêm nhiễm, vùng tai giữa của trẻ trở nên dễ bị tổn thương hơn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Việc tham gia hoạt động bơi lội khiến vùng tai đang chịu thương tổn phải thụ động tiếp xúc với môi trường bên ngoài, làm tăng khả năng gặp phải những rủi ro như sau:

2.1.1 Nguy cơ nhiễm trùng trở nặng khi nước vào tai

Khác với trường hợp để nước sạch tiếp xúc với phần bên trong tai (chẳng hạn như sử dụng nước sạch để rửa tai), việc đi bơi đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải tiếp xúc với các nguồn nước được sử dụng chung như nước hồ bơi hay nước ở môi trường tự nhiên như nước biển, nước ở ao hồ: vốn là những nơi “cư ngụ” của các tác nhân có khả năng gây hại như vi khuẩn, virus, nấm.

Nguy cơ nhiễm trùng trở nặng khi nước vào tai
Nước tưởng chừng như vô khuẩn nhưng nước tại hồ bơi lại có nhiều vi khuẩn

Khi bơi lội, nguồn nước này sẽ theo ống tai trẻ đi vào và bị giữ lại bên trong tai (nước bị giữ lại sau màng nhĩ gây ra hiện tượng ù tai). Thông thường, sau một thời gian ngắn, tai sẽ mở lại để nước thoát ra. Tuy nhiên, trong trường hợp nước bị ứ đọng bên trong tai hoặc không được xử lý để đẩy ra ngoài, tai trẻ sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây hại trong nguồn nước bẩn sinh sôi. Đặc biệt, đối với trẻ có vùng tai vốn đã bị viêm nhiễm từ trước, nước vào tai càng làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nặng và diễn biến xấu hơn.

2.1.2 Nguy cơ tái phát hoặc trầm trọng thêm viêm tai giữa

Việc bơi lội khi trẻ đang bị viêm tai giữa sẽ gia tăng khả năng trẻ tiếp xúc phải nguồn nước không vệ sinh chứa nhiều mầm bệnh, từ đó gây ra nguy cơ tái phát hay làm trầm trọng thêm tình trạng viêm tai giữa.

Nguy cơ nhiễm trùng trở nặng khi nước vào tai
Vi khuẩn và virus vào tai có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm tai giữa ở trẻ

Khi tràn vào tai, nước có thể làm mềm da và bong tróc lớp màng bảo vệ trong tai (chlorine và muối có trong nước hồ bơi hay nước biển có thể phá hủy màng bảo vệ của tai) khiến vùng tai đang bị tổn thương phải tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ nhiễm khuẩn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Như vậy, nguồn nước không vệ sinh trở thành nhân tố “bào mòn lớp phòng vệ” ở của đôi tai trẻ, khiến chúng càng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.

3. Lời khuyên từ bác sỹ

Khi trẻ bị viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa), bác sỹ đưa ra lời khuyên trẻ không nên đi bơi cho đến khi nhiễm trùng được điều trị hoàn toàn và bác sĩ xác nhận rằng tai đã lành hoàn toàn.

Tuy nhiên tuỳ vào tình trạng của bệnh ở trẻ, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định cho trẻ đi bơi hay không?. Trường hợp bắt buộc phải đi bơi, cần có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

3.1 Biện pháp phòng ngừa nếu trẻ đi bơi

Trường hợp viêm tai giữa nhẹ hoặc đã có dấu hiệu thuyên giảm (qua giai đoạn cấp), bác sĩ có thể cho phép trẻ đi bơi với điều kiện phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thích hợp như sau:

  • Lựa chọn địa điểm bơi an toàn và sạch: Chọn bể bơi hoặc khu vực bơi lội có nước sạch và được vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng mũ và nút bịt tai: Đeo mũ bơi và nút bịt tai để ngăn nước xâm nhập vào tai, giúp bảo vệ tai khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đeo kính bơi bảo vệ mắt: Đeo kính bơi để bảo vệ mắt khỏi nước và các chất gây kích ứng có thể gây viêm nhiễm.
  • Hạn chế nước lọt vào mũi họng: Tránh để nước xâm nhập vào mũi và họng bằng cách sử dụng các kỹ thuật bơi an toàn và có thể cân nhắc dùng kẹp mũi nếu cần.
  • Vệ sinh mắt, mũi và họng bằng nước muối sinh lý: Sau khi bơi, nên rửa mắt, mũi và họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn có thể gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mũ bảo vệ tai, nút bịt tai và kính bơi: Sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tai và các vùng nhạy cảm khác.
  • Không dùng chung nút tai kính bơi: không nên sử dụng chung với các trẻ khác. Biện pháp này có thể hạn chế phần nào tác nhân vi sinh vật xâm nhập vào tai của trẻ
Sử dụng nút tai giúp hạn chế nước vào tai của trẻ, tránh vi khuẩn và virus xâm nhập
Sử dụng nút tai giúp hạn chế nước vào tai của trẻ, tránh vi khuẩn và virus xâm nhập

Thực hiện các biện pháp trên có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ viêm tai giữa và các vấn đề sức khỏe liên quan đến bơi lội.

3.2 Các hoạt động thay thế khác

Không thể phủ nhận rằng việc duy trì các hoạt động vận động là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Đáp ứng được nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ có thể giúp trẻ phát triển đầy đủ về cả thể chất, tinh thần lẫn các kỹ năng xã hội.

Cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia các hoạt động khác như chơi ở sân chơi, đi dạo, hoặc tham gia các môn thể thao không tiếp xúc với nước như bóng đá, cầu lông, v.v. Điều này sẽ nhằm hoàn thành mục tiêu kép: vừa đảm bảo nhu cầu được thoải mái vui chơi và hoạt động của trẻ, vừa hỗ trợ trong việc điều trị và phục hồi tình trạng viêm tai giữa.

Ngoài bơi lội cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ tham gia các hoạt động khác cũng vui khoẻ và bổ ích đối với trẻ
Ngoài bơi lội cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ tham gia các hoạt động khác cũng vui khoẻ và bổ ích đối với trẻ

Cha mẹ luôn cần cân nhắc đến yếu tố sức khỏe của trẻ trước khi quyết định có nên cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, giải trí đó hay không.

4. Tổng kết

Viêm tai giữa là loại bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em. Để có thể tránh những biến chứng không mong muốn từ căn bệnh này, cha mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho trẻ đi bơi. Một số trường hợp cha mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sỹ, tuỳ thuộc tình trạng viêm tai giữa của trẻ.

Ngoài bơi lội cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ tham gia các hoạt động khác cũng vui khoẻ và bổ ích đối với trẻ
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tai của trẻ một cách cẩn thận cũng giúp trẻ có thể thoải mái tham gia các hoạt động vui

Chú ý: Số hotline viemtaigiua.vn (0843.311.348) luôn có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trực để tư vấn cho cha mẹ về tình hình bệnh của con em mình. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất nhé!

5. Tham khảo

Cảm ơn bạn đã đọc bài - Chúc bạn ngày tốt lành!

Xếp hạng:- Phiếu bầu:

dmca protection