Những biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em cha mẹ nên biết
PGS.TS.TTƯT Lê Lương Đống
Viêm tai giữa nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, viêm tai giữa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé. Vậy những biến chứng của viêm tai giữa là gì và mức độ nguy hiểm của chúng ra sao?. Bố mẹ hãy cùng cùng tìm hiểu chi tiết về các biến chứng tiềm tàng của viêm tai giữa và tầm quan trọng của việc nhận biết và điều trị kịp thời căn bệnh này để điều trị sớm cho con nhé!.
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở tai giữa. Viêm tai giữa có thể xảy ra do cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Một trong hai loại chính là viêm tai giữa cấp tính, đây là một bệnh nhiễm trùng khởi phát nhanh và thường biểu hiện đau tai. Loại thứ hai là viêm tai giữa có tràn dịch (OME), thường không xuất hiện quá nhiều các triệu chứng.
Viêm tai giữa ở người lớn ít phổ biến hơn do hệ thống miễn dịch phát triển và ít tiếp xúc với vi khuẩn từ trẻ nhỏ. Tỷ lệ viêm tai giữa ở trẻ em cao hơn so với người lớn do ống tai của trẻ ngắn và nằm ngang, dễ bị nhiễm khuẩn.
Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa có thể dẫn đến kéo tai, quấy khóc nhiều hơn và ngủ kém. Một số trẻ còn thường hay quấy khóc, cào cấu tai do chưa thể nói. Trước khi bắt đầu tìm hiểu về các biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em, xin mời cha mẹ cùng xem tai của chúng ta cũng như con nhỏ hoạt động như thế nào?.
2. Tai chúng ta hoạt động như thế nào?
Tai hoạt động bằng cách thu nhận và xử lý âm thanh. Âm thanh được thu nhận thông qua vành tai, đi qua ống tai ngoài và đẩy màng nhĩ rung. Rung động này được truyền qua xương của ốc tai đến cơ quan thính giác trong tai trong, kích thích tế bào lông và gửi tín hiệu đến não. Đây là quá trình tạo ra âm thanh trong não mà chúng ta nghe được. Để hiểu về viêm tai giữa và các biến chứng nguyê hiểm của viêm tai giữa, cha mẹ cần hiểu tai chúng ta hoạt động như thế nào?. Chi tiết có dưới video dưới đây.
Theo như nội dung ở video, nếu khu vực viêm tai giữa bị viêm và không được điều trị, rất có thể viêm sẽ làm tiêu biến 3 xương ở tai giữa, ảnh hưởng tới việc dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ tới các xương khả năng nghe. Danh sách các biến chứng phổ biến của viêm tai giữa sẽ được liệt kê dưới đây.
3. Những biến chứng viêm tai giữa phổ biến ở trẻ
Thường các ông bố bà mẹ thường xem nhẹ viêm tai giữa, thường coi đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng và dễ dàng tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, quan điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi viêm tai giữa, nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những hậu quả này không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn có thể tác động lâu dài đến sức khỏe tổng thể của trẻ.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp ở trẻ khi viêm tai giữa không được điều trị kịp thời:
- Thủng màng nhĩ
- Viêm xương chũm
- Viêm màng não
- Mất thính lực
- Huyết khối xoang bên và xoang hang
- Áp xe não
Nguyên nhân dẫn tới các biến chứng này thường do không điều trị kịp thời dẫn tới dịch mủ từ tai giữa lan tới các vùng xung quanh, viêm ở tai nặng cũng có thể làm tiêu biến đi các khối xương chũm ở trẻ vốn chưa phát triển toàn diện. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn các biến chứng nhé:
3.1 Thủng màng nhĩ (Ruptured eardrum)
Viêm tai giữa cũng như các trường hợp viêm khác, khi cơ thể phát hiện vi khuẩn xâm nhập vào khu vực tai giữa, bạch cầu sẽ được huy động tới để bao vây và tiêu diệt vi khuẩn. Cuộc chiến giữa bạch cầu và vi khuẩn luôn để lại mủ.
Trường hợp viêm tai giữa cấp tính, mủ sản sinh phía trong tai giữa nhiều. Tai giữa lại là khu vực kín, sự tích tụ quá nhiều của mủ hình thành ở khu vực này có thể dẫn tới thủng màng nhĩ. Cha mẹ cũng có thể hiểu là vỡ màng nhĩ do áp suất trong tai quá cao.
Thủng màng nhĩ ảnh hưởng nặng nề tới thính lực của trẻ, nhất là trẻ trong giai đoạn đang học nghe nói. Việc không thể nghe được ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này.
3.2 Viêm xương chũm (Mastoiditis)
Xương chũm là một khối xương nhỏ, lồi nằm ngay ở phía sau vành tai và sờ thấy được. Về mặt giải phẫu, xương thái dương nằm ở phía dưới - sau - trái của xương thái dương, nơi tiếp giáp với nhiều thành phần quan trọng như não, màng não, mạch máu và các dây thần kinh khác.
Ở trẻ nhỏ, phần xương chũm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên viêm nhiễm dễ ảnh hưởng tới phần xương này. Cấu tạo xương chũm bao gồm các lỗ li ti như bọt biển, dễ viêm nhiễm.
3.3 Viêm màng não
Nhiễm trùng từ tai có thể lan ra não, dẫn đến hình thành áp xe não. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề về thần kinh.
Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành. Việc trẻ bị viêm tai giữa mãn tính mà không được điều trị thường đem vi khuẩn từ tai giữa thông qua ống ơ sờ tác lan tới mũi và họng. Do cấu trúc tai mũi họng thường thông với nhau. Do trẻ có hệ miễn dịch yếu, viêm tai giữa mãn tính khiến vi khuẩn tích tụ lâu dài ở tai mũi họng, chờ cơ hội xâm nhập lên khu vực não.
Vi khuẩn ở mũi họng có thể dẫn tới viêm màng não ở trẻ em. Bệnh viêm màng não ở trẻ tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị sớm, 20-50% trẻ mắc viêm màng não sẽ chết. Khoảng 30-50% trẻ mắc viêm màng não sau khi điều trị cũng có khả năng mắc các di chứng viêm màng não khác như: điếc, câm, bại liệt, động kinh, chậm phát triển tư duy.
3.4 Mất thính lực vĩnh viễn (Permanent hearing loss)
Bố mẹ cũng đã xem về tai hoạt động như thế nào ở video phía trên, dễ hiểu rằng biến chứng của bệnh viêm tai giữa hoàn toàn dẫn tới mất thính lực ở trẻ. Trường hợp viêm nhiễm lâu dài, các xương búa, xương đe và xương bàn đạp hoàn toàn có thể tiêu biến.
Việc tiêu biến các xương này và phần thần kinh thụ cảm hoàn toàn có thể làm trẻ mất khả năng nghe. Do việc dẫn truyền âm thanh tới màng nhĩ không còn gây ra các rung động cho phần xương, cũng như không thể giúp thần kinh thụ cảm truyền âm thanh về não.
Mất thính lực ảnh hưởng nặng nề tới khả năng học ngôn ngữ của trẻ. Do những năm đầu đời, trẻ cần nghe và nói, thiếu đi một trong 2 kĩ năng này sẽ khiến trẻ khó có thể phát triển khả năng giao tiếp hoàn chỉnh. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi để điều trị sớm.
3.5 Huyết khối xoang bên và xoang hang (Lateral sinus thrombosis)
Huyết khối xoang hang là tình trạng xuất hiện cục máu đông trong xoang hang, một khoang ở đáy não dẫn lưu máu đã khử oxy từ não trở về tim. Huyết khối xoang hang là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân chính của huyết khối xoang hang chủ yếu là do nhiễm khuẩn.
Các xoang hang và xoang bên có kết nối với khu vực họng, tai, nếu các khu vực này bị viêm nhiễm lâu dài rất dễ dẫn tới việc viêm và hình thành các cục máu đông trong xoang hang. Cục máu đông có thể phát triển khi nhiễm trùng ở miệng hoặc hộp sọ lan sang xoang hang. Cục máu đông hình thành giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng hơn, nhưng nó có thể cản trở dòng máu từ não, điều này có thể gây tổn thương não, tuỷ sống và các dây thần kinh chạy giữa chúng.
Không ít trường hợp viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn ghi nhận biến chứng huyết khối xoang bên và xoang hang xuất phát từ viêm tai giữa không được điều trị. Huyết khối có thể nguy hiểm tới tính mạng, vì vậy đây là biến chứng không mong muốn nhất khi mắc phải viêm tai giữa.
3.6 Áp xe não (Brain abscess)
Áp xe não xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào não thông qua đường máu hoặc các khu vực bị nhiễm khuẩn ở đầu, ví dụ như tai hoặc xoang. Vi trùng cũng có thể xâm nhập ra bệnh áp xe não khi người bệnh phẫu thuật đầu hoặc bị chấn thương đầu.
Do các xoang trên mặt liên kết chặt chẽ với các khu vực tai mũi họng nên việc viêm tai giữa mãn tính hoặc cấp tính hoàn toàn có thể dẫn tới áp xe não. Ở trẻ nhỏ, cấu trúc xương và não còn mềm, dẫn tới việc viêm nhiễm thường dễ dàng hơn so với người lớn. Áp xe não ở trẻ cũng để lại những di chứng nặng nề hơn.
Không chỉ viêm tai giữa, việc người lớn bị viêm xoang, viêm nhiễm mặt hay da đầu và có bệnh tim mạch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới áp xe não. Biến chứng áp xe não gây ra hậu quả rất nặng nề đối với trẻ, cha mẹ cần lưu ý.
4. Các biến chứng viêm tai giữa khác
Ngoài những biến chứng đã được đề cập, viêm tai giữa còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác ít phổ biến nhưng cũng đáng lo ngại. Cha mẹ cần biết và thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ điều trị kịp thời.
Dưới đây là các biến chứng khác của bệnh viêm tai giữa trẻ em:
- Viêm tai trong (Labyrinthitis): Nhiễm trùng có thể lan vào tai trong, gây ra viêm tai trong, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, và các vấn đề về thính lực.
- Liệt mặt (Facial paralysis): Nhiễm trùng có thể lan đến dây thần kinh mặt, gây ra liệt một bên mặt. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến khả năng cử động các cơ mặt.
Những biến chứng này, dù không phổ biến, nhưng rất nghiêm trọng và đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các hậu quả lâu dài.
5. Tổng kết
Qua bài viết này, viemtaigiua.vn mong muốn cung cấp cho các bậc làm cha, làm mẹ thông tin về những biến chứng có thể có ở trẻ nhỏ khi bị bệnh viêm tai giữa. Không ai mong muốn xảy ra các biến chứng, nếu biến chứng đã xảy ra khả năng trẻ nhỏ sẽ phải sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị.
Việc sử dụng kháng sinh một cách cẩn thận và có kiểm soát là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Trẻ em không nên dùng quá nhiều kháng sinh vì nhiều lý do đáng lo ngại. Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến kháng thuốc (antibiotic resistance), khiến các loại vi khuẩn trở nên mạnh mẽ và khó điều trị hơn trong tương lai.
Hơn nữa, việc dùng kháng sinh quá mức có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Khi sử dụng kháng sinh, không chỉ các vi khuẩn gây bệnh mà cả các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, và suy dinh dưỡng.
Chính vì vậy, cha mẹ cần điều trị sớm viêm tai giữa cho con và hạn chế sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết.
Đừng chần chừ, hãy điều trị viêm tai giữa kịp thời cho con để tránh những biến chứng nguy hiểm. Số hotline viemtaigiua.vn (0843.311.348) luôn có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trực để tư vấn cho cha mẹ về tình hình bệnh của con em mình. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất nhé!
6. Tham khảo
- Phương pháp điều trị viêm tai giữa
- Quan điểm mới về cơ chế bệnh sinh của viêm tai giữa cấp và các biến chứng của nó
- Biến chứng viêm tai giữa
- Nguyên nhân mất thính lực ở trẻ
Cảm ơn bạn đã đọc bài - Chúc bạn ngày tốt lành!